PHÁT ĐẠT - CHUYÊN CUNG CẤP ẾCH GIỐNG THƯƠNG PHẨM UY TÍN
HOTLINE: 0988 331 545 – 0986 366 376
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH THÁI LAN
PHÂN BỐ VÀ TẬP TÍNH SỐNG
Ếch Thái Lan có tên khoa học là Ranna tigerina. Ếch thuộc lớp lưỡng thể, bộ lưỡng thể không đuôi. Ếch Thái Lan không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được nhập và nuôi phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây.
Trong tự nhiên, ếch sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Tuy nhiên, ếch không ưa đất, nước chua mặn. Ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở hai môi trường trên cạn và dưới nước, ếch có thể sống tới 15 - 16 năm, ếch chịu rét và nóng kém, lại không biết đào hang hầm để trú đông. Ếch thích những nơi có nhiều thức ăn tự nhiên như: Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến và các loại ấu trùng của côn trùng.
Trong điều kiện nuôi, ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi trước khi cho vào ao nuôi. Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao. Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 - 32oC, tốt nhất là 28 - 30oC.
HÌNH THÁI
Ếch có mình ngắn và không phân cách với đầu. Chân trước có 4 ngón rời, chân sau dài và khoẻ, có 5 ngón dính liền nhau bằng một màng mỏng.

Miệng ếch rất rộng, mắt lồi, mi trên không cử động, mi dưới có thể che đậy cả mắt. Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Mắt ếch kém tinh, chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén, còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện kém.
Da ếch mềm, ẩm ướt và được cấu tạo bởi nhiều lớp. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, đây cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi. Phổi ếch vẫn chưa đảm nhận hoàn toàn chức năng hô hấp. Vì thế da ếch có vai trò rất lớn trong hô hấp. Có khoảng 51% oxy được lấy từ không khí và 86% cacbonic được thải qua da. Còn lại là chức năng của phổi.
Về hình thái, có thể phân biệt ếch Thái Lan và ếch đồng Việt Nam căn cứ vào những điểm như sau:
Ếch đồng Việt Nam Rana Rugulosa |
Ếch Thái Rana Tigerina |
Da mỏng và trơn láng |
Da dày và sần sùi |
Mắt hình thoi nằm ngang |
Mắt hình elip nằm ngang |
Từ mũi đến mút mõm gần bằng đến mắt |
Từ mũi đến mút mõm dài hơn đến mắt |
Chiều dài đùi vượt qua hốc mắt |
Chiều dài đùi chưa vượt qua hốc mắt |
Giữa hai mấu lưỡi hình chữ U hoặc chữ V và khoảng cách giữa hai mấu lưỡi hẹp hơn |
Giữa hai mấu lưỡi có một gờ nhỏ nổi lên và khoảng cách giữa hai mấu lưỡi rộng hơn |
Màng bơi xuất phát từ đốt đầu tiên của ngón thứ 2 chân sau |
Màng bơi xuất phát từ đốt thứ 2 của ngón thứ 2 chân sau |
Đầu mút ngón tay và ngón chân không phình ra |
Đầu mút ngón tay và ngón chân phình to ra |
Chóp mõm tù |
Chóp mõm nhọn |
TẬP TÍNH ĂN
Trong suốt 3 ngày đầu sau khi nở ếch sống chủ yếu bằng noãn hoàng, sau đó sử dụng thức ăn ngoài. Giai đoạn nòng nọc thức ăn chủ yếu là động vật phù du và cá bột các loại. Giai đoạn ếch con thì ăn những loại động vật lớn hơn như giun, tép, ốc, cua, cá con và các côn trùng. Hiện tượng ăn nhau của nòng nọc hay ếch con chỉ xuất hiện khi thiếu thức ăn. Ếch thường hoạt động vào ban đêm và chỉ bắt những con mồi di động. Chúng thường ngồi rình, đợi con mồi di chuyển ngang qua thì phóng lưỡi ra cuốn con mồi.
Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Vì vậy, thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất, độ đạm từ 25 - 40%.
Ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Trong khi đó, ếch đồng Việt Nam, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun, cá, tép…và hoàn toàn không sử dụng thức ăn viên nổi.
SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ẾCH
Trong điều kiện tự nhiên, ếch chỉ sinh sản vào mùa mưa, từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, trong điều kiện áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo bằng hoocmon, ếch có thể sinh sản quanh năm. Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng thì ếch thành thục và có thể chọn lọc cho sinh sản. Ếch cái có thể đẻ 1.000 - 4000trứng/lần. Mỗi năm, ếch có thể đẻ 3 - 4 lần, thậm chí 6 - 8 lần trong điều kiện sinh sản nhân tạo. Thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần.
Phân biệt ếch đực và ếch cái
Ếch Đực | Ếch Cái |
Có chai sinh dục ở gốc ngón chi trước | Không có chai sinh dục |
Dưới cằm có 2 túi phát âm | Không có túi phát âm |
Khối lượng thân nhỏ | Khối lượng thân lớn hơn |
Da không trơn bóng | Da trơn bóng |


Vào mùa sinh sản, ếch thường phát ra âm thanh rất lớn. Ếch đực kêu to hơn ếch cái. Ếch đực kêu to là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa khuếch đại âm thanh. Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục. Chai tay này dùng để bám vào ếch cái khi bắt cặp. Thời điểm bắt cặp tập trung sau những trận mưa rào, những lúc nữa đêm đến chúng sẽ gần sang, ở những nơi có mực nước từ 5 - 15 cm và có nhiều cây cỏ là nơi ếch thích hợp để đẻ trứng. Chúng bắt cặp từng đôi và thời gian đẻ trứng kéo dài từ 2 - 3 giờ. Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài.
Vòng đời của ếch chia làm bốn giai đoạn: Trứng - Nòng nọc - Ếch con - Ếch trưởng thành.

Trứng ếch có kích thước lớn, dính với nhau thành từng mảng nhờ màng nhày của trứng. Khối nhày này có tác dụng bảo vệ trứng tránh va chạm, tránh bị vật khác ăn và làm tăng độ hội tự ánh sáng vì thế làm tăng nhiệt độ, giúp trứng nở nhanh. Trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 30oC, thời gian phát triển phôi là 18-24 giờ.
Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân) sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày). Nòng nọc tự dưỡng bằng noãn hoàn trong 3 ngày đầu, sau đó ăn động vật phù du (như trùng chỉ, tảo, bobo...) và thở bằng mang. Sự biến thái của nòng nọc thành ếch con được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Nòng nọc mới chỉ có đầu, thân và đuôi.
Khi mới nở nòng nọc chưa có mắt. Sau nở 3 - 4 ngày nòng nọc xuất hiện mang ngoài. Chưa có miệng. Có giác bám hình chữ V để giúp chúng bám vào cây cỏ xung quanh.
Sau nở 4 - 6 ngày, xuất hiện miệng, lỗ thở, hậu môn, mắt xuất hiện. Nòng nọc bơi lội trong nước thức ăn chủ yếu là động vật thủy sinh cỡ nhỏ.
Giai đoạn 2:
Xuất hiện các chi. Chi trước xuất hiện sau, chi sau xuất hiện trước.
Đuôi và mang tiêu biến. Xuất hiện mi mắt, lưỡi, phổi, cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
Ở nhiệt độ 28 - 30oC, sau khoảng 3 tuần nòng nọc sẽ biến thái thành ếch con. Thời gian và tỷ lệ biến thái từ nòng nọc thành ếch con biến động phụ thuộc điều kiện môi trường và dinh dưỡng.
Ếch con (ếch giống) (2 – 50g). Giai đoạn này, ếch đã rụng đuôi và có đủ 4 chân. Ếch con thích sống trên cạn gần nơi có nước. Ếch con ăn thức ăn tự nhiên như côn trùng, con nhỏ, giun, ốc và sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn.
Ếch trưởng thành (200 – 300g): Khi trưởng thành, ếch là loài ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt động vật sống. Giai đoạn này ếch có thể hô hấp bằng phổi nhưng chủ yếu vẫn hô hấp bằng da thông qua hệ thống mao mạch dưới da. Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.
SINH TRƯỞNG
Ếch Thái Lan sinh trưởng nhanh: Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt từ 50 - 70g/con, 2,5 - 3 tháng ếch đạt từ 150 - 300g/con, lúc này có thể bán ếch thương phẩm.
TRẠI ẾCH PHÁT ĐẠT
Miền Nam: Số 45, Đường 530, Âp Ngã Tư Nhuận Đức, Củ Chi, TP HCM
Miền Trung: Quảng Bình, Thanh Hóa,
Miền Bắc: Hải Phòng, Yên Bái
ĐT: 0988 331 545 - 0986 366 376
Email: traiechphatdat@gmail.com
Website: traiechphatdat.com
- Trại Cung Cấp Ếch Thịt An Toàn Chất Lượng Cho Các Nhà Hàng, Quán Ăn (13.04.2023)
- Các phương pháp phòng và trị bệnh cho ếch hiệu quả (13.04.2023)
- Cơ sở cung cấp ếch giống uy tín Phát Đạt (05.01.2022)
- Địa chỉ cung cấp Cá Rô giống uy tín tại TP.HCM (05.01.2022)
- Trại Ếch Phát Đạt cung cấp lươn giống chất lượng, giá tốt ở TPHCM (05.01.2022)
- Trại Ếch Giống Phát Đạt – Địa chỉ bán ếch giống toàn quốc chất lượng (26.03.2021)
- Cẩm nang nuôi và sản xuất giống ếch công nghiệp (01.03.2019)
- Trại Ếch Giống Phát Đạt - địa chỉ cung cấp các loại ếch bố, mẹ, ếch thịt uy tín tại tp HCM (26.03.2021)
- Làm giàu từ mô hình nuôi ếch (01.03.2019)
- Nên tìm nguồn cá rô giống ở đâu (29.03.2021)